Bối cảnh Trưng_cầu_dân_ý_miền_Nam_Việt_Nam,_1955

Theo Hiệp định Genève năm 1954, Việt Nam tạm thời bị chia làm hai vùng tập kết quân sự ở vĩ tuyến 17, trong khi tập kết chính trị tại chỗ và tập kết dân sự được tiến hành theo hình thức tự nguyện, giới tuyến quân sự tạm thời không được coi là biên giới quốc gia.[5] Chính thể Quốc gia Việt Nam thừa kế nghĩa vụ thực thi Hiệp định từ Pháp do Quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu. Ngày 16 tháng 6, Chí sĩ Ngô Đình Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông Diệm đồng ý ra chấp chính với điều kiện được toàn quyền chính trịquân sự. Danh sách nội các được trình ngày 7 tháng 7. Tuy nhiên quyền lực của chính phủ mới bị nhóm Bình Xuyên cùng hai lực lượng chính trị giáo phái Cao ĐàiHòa Hảo chống đối. Quốc trưởng Bảo Đại lại có ý duy trì nâng đỡ các lực lượng đó, nên sau đó có nhiều xung khắc giữa Quốc trưởng và Thủ tướng. Các cuộc đụng độ võ trang của Bình Xuyên, Cao Đài và Hòa Hảo bùng nổ từ tháng 3 đến tháng 4 thì Quốc trưởng Bảo Đại đòi Thủ tướng Diệm sang Pháp trình diện để áp lực thương lượng. Trên thực tế, với quan điểm thân Pháp và ủng hộ Bình Xuyên của Quốc trưởng Bảo Đại, dư luận dân chúng cũng không còn ủng hộ ông nữa mà chủ yếu ủng hộ Việt Minh.[6]

Dù nhận được lệnh sang hội kiến Quốc trưởng, Thủ tướng Diệm không tuân. Dưới sự ủng hộ của người Mỹ, ông nhận được sự hậu thuẫn của nhiều đoàn thể như Việt Nam Dân xã Đảng của Nguyễn Bảo Toàn, Việt Nam Phục quốc Hội của Hồ Hán SơnHội đồng nhân dân Cách mạng Quốc gia của Nhị Lang. Ngày 30 tháng 4 năm 1955, các nhóm này lập Hội đồng nhân dân Cách mạng Quốc gia và ra tuyên ngôn với những điều kiện: